Trang chủ » Thông tin » Thông tin trong ngành » Việt Nam: Sản xuất được 10/11 loại vắc-xin trong tiêm chủng

Việt Nam: Sản xuất được 10/11 loại vắc-xin trong tiêm chủng

 

Ngày 14/12, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam đã tự sản xuất 10/11 loại vắc xin và không những chủ động nguồn cung cấp vắc- xin phục vụ cho Chương trình tiêm chủng trong nước mà còn xuất khẩu ra một số nước.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định, chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe của nhân dân. Đây là một chương trình không những mang ý nghĩa về mặt chính trị – xã hội mà còn thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Trong thời gian qua, Việt Nam đã xây dựng được mạng lưới tiêm chủng mở rộng ở khắp các địa phương. Trên 90% trẻ em được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin phòng bệnh.

Chương trình tiêm chủng mở rộng chính thức triển khai ở Việt Nam từ năm 1985 với việc tiêm chủng 6 loại vắc-xin phòng một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em bao gồm: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và sởi.

Đến nay, chương trình tiêm chủng mở rộng đã triển khai tiêm miễn phí 11 loại vắc-xin phòng các bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, bại liệt, sởi và viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib, viêm não Nhật Bản, tả, thương hàn cho trẻ em và phụ nữ.

Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, được quốc tế công nhận đạt mục tiêu loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2005. Tỷ lệ sô trẻ mắc sởi trên 100.000 dân năm 2011 giảm 182 lần so với năm 1984 và đang tiến tới loại trừ bênh sởi với số mắc nhỏ hơn 1/1 triệu dân.
Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm từ 51 phần nghìn vào năm 1990 xuống còn 23 phần nghìn vào năm 2011. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi trên 1.000 trẻ đẻ sống đã giảm từ 23/1.000 năm 1990 xuống còn 12/1.000 vào năm 2010.

Tiêm chủng đúng thời điểm để đạt hiệu quả tuyệt đối. (Ảnh minh họa)

Không có vắc-xin an toàn tuyệt đối

Bên cạnh những thành quả đạt được đó, vẫn có những ca phản ứng nặng liên quan đến tiêm chủng khiến không ít người dân hoang mang.

Cụ thể năm 2009 có 10 ca tai biến nặng, 7 ca tử vong nhưng chỉ có 3 ca trong số đó được xác định có liên quan đến tiêm chủng; Năm 2010 có 16 trường hợp phản ứng nặng sau tiêm phải nhập viện, 10 tử vong và xác nhận có 7 ca không liên quan đến tiêm chủng; Năm 2011 có 17 trường hợp sau tiêm chủng phải nhập viện, 10 tử vong và đã xác định 13 ca không liên quan tiêm chủng. Năm 2012 có 12 trường hợp phản ứng nặng phải nhập viện, 9 ca tử vong, xác định chỉ 1 ca có thể liên quan đến tiêm chủng.

Như vậy, từ năm 2009 đến nay Việt Nam ghi nhận 55 ca phản ứng nặng sau tiêm chủng, trong đó xác nhận chỉ 17 trường hợp được kết luận có thể có liên quan đến tiêm chủng, còn lại là không liên quan.

PGS.TS.Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ khẳng định, cũng như các dược phẩm hay thực phẩm khác, không phải tất cả vắc-xin đều an toàn và hiệu quả. Vẫn có một tỷ lệ dù rất nhỏ có phản ứng sau tiêm. Ông Hiển lý giải, khi vắc-xin đưa vào cơ thể, không vắc-xin nào đạt hiệu quả 100%. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương vẫn ghi nhận các ca sau khi tiêm, trẻ có phản ứng như sưng, đau, mệt mỏi, quấy khóc. Do đó, các bà mẹ nên đưa con đi tiêm chủng đúng thời hạn để đạt hiệu quả.

Lưu ý khi tiêm chủng cho con:

Theo các chuyên gia y tế, sau khi tiêm chủng cho trẻ, các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe của con mình như: đang ốm, sốt, sinh non, tiền sử dị ứng, có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước và đề nghị được cán bộ y tế kiểm tra sức khỏe của con mình trước khi tiêm.

Sau tiêm chủng, trẻ có thể có một số biểu hiện thông thường như sốt, đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, quấy khóc… Các bà mẹ nên chú ý đến trẻ hơn và đưa trẻ tới cơ sở y tế nếu thấy các phản ứng kéo dài trên 1 ngày.

Khi trẻ sốt cao, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nhưng phải có chỉ định và hướng dẫn của cán bộ y tế.

Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, bỏ bú, khó thở, tím tái… các bà mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế.

Vì sự an toàn của trẻ, sau tiêm chủng, trẻ cần được theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng và tiếp tục theo dõi tại nhà ít nhất 24 giờ sau đó.

Minh Hải

 

Bài thuốc nam lành tính hay khác điều trị bệnh trĩ tại nhà thuốc nam An Dược !

Nhận xét sản phẩm: "Việt Nam: Sản xuất được 10/11 loại vắc-xin trong tiêm chủng"