Trang chủ » Thông tin » Thông tin thuốc an toàn » Thuốc giả trên thị trường đang ở mức báo động

Thuốc giả trên thị trường đang ở mức báo động

Hiện nay, thuốc giả trên thị trường không còn là vấn đề mới mẻ, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn rất nhiều nguy hại gây nên tình trạng đáng báo động trong cộng đồng.

Vấn đề thuốc giả không phải là vấn đê mới nhưng lại gây ra nhiều nguy hại cho sức khỏe người bệnh ở mức đáng báo động trên toàn thế giới. Trên thực tế, không chỉ các loại thuốc thông thường, thuốc điều trị các bệnh mãn tính mà còn cả các loại thuốc chữa tim mạch và ung thư cũng có thể bị làm giả.

Thuốc giả đang lan tràn trên thị trường ở mức báo động

Thuốc giả tràn lan trên thị trường đang ở mức đáng báo động

Trong báo cáo chiến dịch chống thuốc giả gần đây, tiến sĩ thuộc tập đoàn dược Sanofi, Caroline Atlani, người đứng đầu chiến dịch cho biết: “Thuốc giả không chứa đúng các thành phần hoạt chất cũng như không đáp ứng được bất kỳ yêu cầu tiêu chuẩn nào về chất lượng, hiệu quả và an toàn.” Atlani nói tiếp: “Vì vậy, bệnh nhân sẽ gặp rủi ro. Bên cạnh việc chứa chất độc hại, thuốc giả còn có thể gây ảnh hưởng xấu và các biến chứng cho bệnh nhân”

Trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng từ 10% đến 15% số thuốc trên thế giới là thuốc giả, thì chỉ tính riêng châu Phi thuốc giả cũng chiếm đến 30% lượng thuốc lưu hành tại đây.

“Nhìn chung, cộng đồng chưa nhận thức được rõ được sự tồn tại của thuốc giả và các rủi ro mà người bệnh có thể gặp phải,” Atlani cho biết trong báo cáo năm 2014.

Một cuộc khảo sát mới của tập đoàn Sanofi tại Châu Âu đã lấy ý kiến từ 5.010 người tiêu dùng cho thấy, rất ít người châu Âu được khảo sát biết đến thuật ngữ ‘giả’ với các loại thuốc (20%).Trong khi phần lớn số người được khảo sát (66%) đã từng nghe nói về thuốc giả, tuy nhiên họ lại biết rất ít thông tin về nó: 77% số người được hỏi không có thông tin đầy đủ về thuốc giả, 84% người được khảo sát nói rằng họ chưa bao giờ thấy hoặc xác định được thuốc giả mặc dù 96% người Châu Âu đều nhận thức rõ thuốc giả nguy hiểm cho người sử dụng.  Kết quả này cho thấy việc tiếp tục cuộc chiến chống thuốc giả, đặc biệt là nâng cao nhận thức của cộng đồng là điều rất cần thiết.

Theo thống kê gần đây cho thấy: 1/10 lượng thuốc bán trên toàn thế giới là hàng giả; ở một số nước con số này lên đến 7/10 (LEEM 2011) khiến lợi nhuận từ thuốc giả đạt 75 tỷ USD vào năm 2010; cao hơn so với tổng lợi nhuận thu được từ thuốc hợp pháp được lưu hành, theo Viện Nghiên cứu chống thuốc giả (IRACM) cho hay.
Atlani cảnh báo rằng thuốc giả còn có thể gây ra những rủi ro tập thể, đặc biệt là sự xuất hiện kháng thuốc trong quá trình sử dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống sốt rét để điều trị bệnh truyền nhiễm.

Theo chỉ thị của Cơ quan Lương thực Quốc gia và Cục Quản lý Dược và Thực Phẩm quốc tế (NAFDAC) vào năm 2012 đối với tất cả các thị trường ủy quyền, Sanofi Nigeria đã sử dụng công cụ kiểm chứng bằng di động (MAS) vào năm 2013, một công cụ chống hàng giả giúp cho cả bệnh nhân và các nhà phân phối đảm bảo tính xác thực của thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống sốt rét.

Theo Viện Doanh Nghiệp Mỹ cho biết, 100.000 người trên thế giới bị tử vong mỗi năm vì dùng thuốc dán nhãn giả và mác chung chung. Trong một bài báo trên tạp chí y học The Lancet vào giữa năm 2012 có lưu ý rằng, 1/3 số thuốc chống sốt rét dùng trong khu vực Đông Á và châu Phi cận Sahara là hàng giả.

“Cộng đồng không có những thông tin đầy đủ về sự tồn tại của thuốc giả và những rủi ro mà nó gây ra. Thuốc giả là mối nguy hiểm thực sự cho sức khỏe người bệnh. Ví dụ, chúng có thể không cùng thành phần hoạt chất với thuốc chính hãng hoặc không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, hiệu quả và an toàn”, Tiến sĩ Caroline Atlani, giám đốc chiến dịch hợp tác chống hàng giả tại Sanofi nhận định.

Theo bà Uzo Amatokwu, điều phối viên chống giả của Sanofi Nigeria cho biết, “phải có sự phối hợp thực sự để chiến đấu chống lại thuốc giả”. Sanofi gần đây đã ký hợp tác với Interpol và 29 công ty dược phẩm lớn với tổng chi phí là 4,5 triệu euro (khoảng hơn 6000 đô la), trong đó bao gồm chiến dịch chống thuốc giả kết hợp với việc đào tạo nhằm mục tiêu bảo vệ người tiêu dùng khỏi hàng giả.

Sanofi đã thiết kế phòng thí nghiệm riêng dành  cho việc phân tích thuốc giả của Sanofi ở Tours, Pháp do một đội ngũ chuyên gia đảm nhận. Tất cả các loại thuốc mà Sanofi nghi ngờ bị làm giả đều được gửi đến phòng thí nghiệm chống giả Trung (LCAC) để  phân tích và kiểm định.


Linh Nguyễn

Nhận xét sản phẩm: "Thuốc giả trên thị trường đang ở mức báo động"