Trang chủ » Thông tin » Chuyên gia mách nhỏ » Sử dụng thuốc an toàn cho trẻ từ 0-3 tuổi

Sử dụng thuốc an toàn cho trẻ từ 0-3 tuổi

Cho con uống thuốc không phải là câu chuyện đơn giản nhất là với các bé từ 0 đến 3 tuổi. Có rất nhiều lỗi thường gặp mà các bậc cha mẹ hay mắc phải: Cho con uống thuốc sai tư thế, cho bé uống thuốc quá liều lượng cho phép, uống không đúng loại thuốc… Trên thực tế cho thấy, những sai lầm khi cho bé uống thuốc như vậy ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.


1. Dùng thuốc an toàn trong thời kì bú mẹ

Có những loại thuốc mà khi cho con bú, mẹ không nên dùng. Bởi khi đi vào sữa, những loại thuốc trên gây ảnh hưởng không tốt cho cơ quan nội tạng của trẻ. Đó là các loại thuốc kháng sinh như Erythromycin, Neomycin, Kanmycin đi ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, tổn thương thận,  buồn nôn, đau bụng đi ngoài; Penicillin, Streptomycin gây dị ứng, làm trẻ sinh ra chất chống lại thuốc, Chloroamphenicol ảnh hưởng đén chức năng cấu tạo máu, có thể gây ngộ độc, Kanamycin dẫn đến điếc tai, Tetracycline, Norrfloxacin, Ciprofloxacin, Gatifloxacin lại ảnh hưởng đến sự phát triển xăng và xương, Gatifloxacin gây loãng xương trẻ, Chloromycetin dẫn đến suy hô hấp, giảm tế bào.
Với nhiều loại thuốc cảm cúm các bà mẹ cho con bú cũng  không nên dùng bởi chúng gây tổn hại chức năng cấu tạo máu , xương, và hệ thần kinh của trẻ.
Một số loại thuốc giảm đau, tiêu chảy, hạ sốt, nhỏ máu, nhỏ mũi… chị em cần lưu ý không nên dùng trong thời gian dài. Chúng có thể gây tác hại cho sự phát triển của trẻ.
dùng thuốc an toàn cho bé 1
Không phải loại thuốc nào mẹ cũng cho bé từ 0-3 tuổi dùng. (Ảnh minh hoạ)

2. Quy tắc dùng thuốc an toàn cho trẻ từ 0-3 tuổi

Trên nguyên tắc, đối với trẻ dưới 2 tuổi phải dùng loại thuốc “dành cho trẻ sơ sinh”, từ 2 – 12 tuổi dùng thuốc “dành cho trẻ em”, trên 15 tuổi có thể dùng thuốc dành cho người lớn nhưng phải giảm liều.
Chức năng cơ thể trẻ còn non kém, khả năng chịu đựng với các thuốc chưa tốt nên khi trẻ cần dùng thuốc điều trị (loại thuốc, số lần sử dụng thuốc, cách dùng, thời gian dùng…) phụ huynh cần tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều phụ huynh ngày nay hay dùng đơn thuốc “truyền miệng” hay còn gọi là hội chứng “Tin lời đồn hơn tin bác sĩ. Rất nhiều chị em vì ngại đi bệnh viện nên quyết định tự kê đơn cho con theo kinh nghiệm học hỏi của người khác. Chuyện này không hiếm. Không thiếu các bà mẹ trị bệnh cho con, đặc biệt là các bệnh được xếp vào hàng “lặt vặt” như ho, sổ mũi, nghẹt mũi… bằng các đơn thuốc và phương pháp tìm được trên Internet, hoặc qua kinh nghiệm trị bệnh của các bà mẹ khác hay sử dụng luôn đơn thuốc của bé khác có biểu hiện bệnh tương tự con mình. Điều đó dẫn đến việc sử dụng thuốc không đúng bệnh, không đúng liều lượng gây nguy hiểm cho bé.
Cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ uống thuốc, hoặc tự điều trị bệnh cho trẻ mà không hỏi ý kiến của bác sĩ, thậm chí số thuốc còn thừa từ lần trước cũng không nên cho trẻ uống do nguyên nhân tiềm ẩn sau căn bệnh rất nhiều.
Nếu trẻ bắt đầu ốm, tình trạng không nghiêm trọng thì không cần dùng thuốc. Hãy cho trẻ uống nhiều nước, nghỉ ngơi thêm vài ngày. Nếu thấy trẻ giảm sốt thì không cần dùng thuốc. Với những bệnh như cảm cúm, sốt, đau họng, đau đầu của bé, mẹ cần cho bé dùng các loại thuốc riêng.
Có rất nhiều loại thuốc mà cha mẹ không nên cho bé dùng như Sulfamethoxazole, Gantrisin, Sulfaguanidine, Pediatric Compound Shlfadiazine…Chúng gây ra bệnh vàng da ở trẻ. Các loại thuốc có chất kích thích như muối liti, Aspirin Bromocriptine, Cocaine, Ephedrine sau khi vào cơ thể  chúng gây phản ứng không tốt. Aspirin có thể làm cho trẻ mắc hội chứng Reye – một bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong cho trẻ.

cho bé uống thuốc 2
Bạn nên chú ý tư thế uống thuốc với trẻ từ 0-3 tuổi. (Ảnh minh hoạ)

Nếu bé bị sốt và khó chịu, hãy hỏi bác sĩ về việc cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen – nhưng đừng bao giờ cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống ibuprofen.
Khi mua thuốc cho trẻ, bạn chọn những loại thuốc ít đắng hơn. Đặc biệt,  với trẻ quá nhỏ bạn nên chọn dạng thuốc nước, siro, cốm ăn liền thay vì các dạng thuốc viên nang, viên nhộng. Dạng thuốc thích hợp nhất với trẻ nhỏ là thuốc dạng lỏng như xirô hỗn dịch, bột pha xirô hỗn dịch, thuốc giọt vì chúng dễ chia liều và ngọt, dễ uống.
Ngoài ra, khi mua thuốc cho trẻ, bạn cũng nên chú ý thêm tới các hương vị như chocolate, nước trái cây, dưa hấu… Một lọ thuốc ho vị dâu hay thuốc hạ sốt vị cam có thể khiến bé thích thú hơn với việc uống thuốc.
Sau khi cho trẻ uống thuốc, cha mẹ cần theo dõi phản ứng thuốc ở trẻ. Bởi thuốc nào cũng có tác dụng phụ (còn gọi là tác dụng không mong muốn), không có thuốc nào là vô hại. Tuy nhiên, tùy theo cơ địa của từng trẻ, một loại thuốc nào đó có thể biểu hiện phản ứng khác thường ở người này mà không biểu hiện ở người khác. Bởi vậy, trong khi dùng thuốc nếu thấy có những phản ứng bất thường (phát ban, mẩn ngứa, vật vã, kích thích, rối loạn tiêu hóa…) cần ngừng thuốc ngay và đưa ngay trẻ đến thầy thuốc để kịp xử trí.

3. Cách cho trẻ uống thuốc

Cách lấy thuốc: Trước hết, các mẹ dùng ly (có kèm theo chai thuốc để đong thuốc).  Rót đủ lượng thuốc sao cho không để chai thuốc chạm vào miệng ly. Sau khi lấy đủ số thuốc, mẹ hãy dùng gạc sạch lau miệng chai thuốc và đậy nắp chai lại. Bạn không nên dùng những dụng cụ không thích hợp như muỗng cà phê, muỗng ăn cơm để chia liều cho trẻ vì có thể lấy thuốc không đủ liều, quá liều.
Với các loại thuốc giọt, mẹ cho một ít nước đun sôi để nguội vào ly, giữ ống đếm giọt thẳng đứng, bóp đủ số giọt. Các loại thuốc bột thì mẹ chỉ cần cho ít nước vào ly, cho thuốc bột vào ly và dùng muỗng khuấy đều.
Tư thế trẻ khi uống thuốc: Bố mẹ để trẻ ở tư thế giống như khi trẻ bú hoặc đặt trẻ ngồi trên ghế cao. Sau đó, mẹ bóp nhẹ nhàng hai má trẻ cho trẻ mở miệng ra. Bạn bơm thuốc từ từ vào một bên má của trẻ, đừng bơm thẳng vào miệng vì bạn có thể làm trẻ sặc và ngạt  rất nguy hiểm. Còn tay kia đẩy nhè nhẹ cằm trẻ.
Với trẻ sơ sinh có thể cho trẻ một vài thìa sữa trước rồi cho một thìa thuốc cứ như vậy cho đến hết. Sau khi uống thuốc vỗ nhẹ lưng trẻ tránh để trẻ nôn ra. Nếu thuốc rất đắng và trẻ cương quyết không uống thuốc thì có thể dùng xi lanh phụt vào giữa răng hàm và má trong trẻ, tránh tiếp xúc với gốc lưỡi. Lưu ý không cho trẻ bú sữa no trước khi uống thuốc tránh cho trẻ từ chối uống thuốc.
Trẻ dưới 1 tuổi thì thuốc đa số là dạng bột, nếu là thuốc viên mẹ cũng nên tán ra thành dạng bột.  Có thể để thuốc gần lỗ của núm vú của bình sữa rồi cho trẻ ti. Như vậy thuốc sẽ vào bụng trẻ dễ dàng. Bạn không nên dùng sữa thay nước lọc khi cho trẻ uống thuốc. Lượng canxi dồi dào trong sữa tạo phức hợp khó tan với kháng sinh ciprofloxacin, tetracyclin. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp thuốc nên uống chung với sữa như thuốc kích ứng dạ dày (aspirin), hay cần chất béo để thuốc dễ hấp thu (vitamin A, vitamin D). Bạn cũng có thể dùng một cây kem hay một viên nước đá nhỏ làm tê miệng trẻ trước và sau khi uống thuốc, vừa giúp trẻ bớt đi cảm giác thuốc đắng vừa có tác dụng dụ dỗ trẻ.
Ngoài ra có thể để thuốc ở đầu lưỡi trẻ rồi cho trẻ uống nước ấm nuốt ngay lập tức. Vì vị giác ở đầu lưỡi chủ yếu để cảm nhận vị ngọt, hai bên lưỡi cảm nhận vị ngon, gốc lưỡi cảm nhận vị đắng. Vì vậy khi uống thuốc có vị đắng thì tránh để thuốc tiếp xúc nhiều với gốc lưỡi và ở lâu trong miệng trẻ. Khi cho bé uống thuốc, mẹ hãy nhờ bố hoặc bà vỗ tay hoan hô, khích lệ bé . Điều đó sẽ làm tâm lý của bé thoải mái, làm cho bé cảm thấy yên tâm và không sợ phải uống thuốc.

 

Thuỷ Anh (Theo Đẹp $ Khoẻ)

Nhận xét sản phẩm: "Sử dụng thuốc an toàn cho trẻ từ 0-3 tuổi"