Trang chủ » Thông tin » Chuyên gia mách nhỏ » Phụ huynh tự làm… bác sĩ

Phụ huynh tự làm… bác sĩ

Đáng lo ngại nhất là các trường hợp liên quan đến kháng sinh. Ví dụ, ngộ độc do các kháng sinh thuộc nhóm Sulfamide như thuốc Bactrim sẽ gây ra hội chứng Stevens Johnson. Hội chứng này gây tổn thương da và niêm mạc nghiêm trọng, nổi hồng ban đa dạng; bóng nước rải rác toàn thân; viêm loét niêm mạc mắt, mũi, miệng, đường tiểu, hậu môn…, bệnh diễn tiến rất nhanh và có thể tử vong. Một số loại kháng sinh khác gây các phản ứng phản vệ khá nặng như nổi mày đay khắp nơi, phù mặt, phù miệng, đau bụng, nôn ói, co thắt đường thở…, thậm chí là sốc phản vệ. “Sốc phản vệ do kháng sinh rất nguy hiểm, có thể tử vong nếu không kịp cấp cứu” – BS Tiến cho biết.

Trẻ em không phải “người lớn thu nhỏ”

PGS-TS-dược sĩ Trương Văn Tuấn, Chủ tịch Hội Dược sĩ BV TPHCM, cảnh báo: “Cần hiểu trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ; hệ thống giải độc gan, chức năng thận của các em chưa hoàn chỉnh nên các loại thuốc dành cho trẻ em sẽ có các tá dược phù hợp. Cần phân biệt thuốc dành cho trẻ em và thuốc dành cho người lớn, không phải cứ chia liều viên thuốc dành cho người lớn ra là dùng được cho trẻ em. Thuốc của trẻ em có thể dùng cho người lớn nhưng ngược lại thì không ”.

PGS-TS Tuấn cũng lưu ý việc nhiều phụ huynh bẻ, nghiền, mở vỏ nang thuốc ra, hòa lẫn thuốc với đường, các loại nước trái cây, sữa… để trẻ dễ uống sẽ gây nên các tác hại không mong muốn. Dễ thấy nhất là liều lượng thuốc không đúng vì chia liều bằng tay và mắt thường thì không thể chuẩn xác. Bên cạnh đó, mỗi viên thuốc được sản xuất dưới dạng viên nén, viên bao phim hay viên nhộng đều có mục đích riêng.

 

“Chẳng hạn kháng sinh Tetracyclin gặp phải canxi trong sữa sẽ gây ra tình trạng “khóa thuốc” và bất hoạt (mất tác dụng). Một số kháng sinh khác sẽ hỏng khi gặp phải axít trong nước chanh, nước cam…; một số thuốc kháng viêm không steroid được sản xuất dưới dạng viên bao phim, bao tan trong ruột, nếu bị bẻ ra thì sẽ tan trong dạ dày, làm phá hủy niêm mạc dạ dày và mất tác dụng”  – ông ví dụ.

 

Thận trọng với cả thuốc trị cảm cúm

 

Theo BS Nguyễn Minh Tiến, viên thuốc tổng hợp trị cảm cúm – vốn được bán rộng rãi và không cần có toa thuốc –  cũng có thể gây hại cho trẻ. Thuốc này thường bao gồm các thành phần chính là Paracetamol (giảm đau, hạ sốt), Antihistamine/Clopheniramine (khô đàm nhớt), Dextromethorphan (giảm ho). Trong đó, thành phần Paracetamol thường có liều lượng 500 mg, phù hợp với cân nặng của người lớn nên sẽ quá liều đối với trẻ nhỏ, dễ hại gan. Hai thành phần còn lại thuộc nhóm thuốc hạn chế sử dụng cho trẻ em.

Theo Anh Thư – Người lao động

Bai thuoc nam lanh tinh hay dieu tri benh tri va benh tieu duong tai nha thuoc nam An duoc!

Nhận xét sản phẩm: "Phụ huynh tự làm… bác sĩ"