Báo cáo chỉ ra rằng đã phát hiện trong dầu ăn nhà trường dùng để chế biến có chứa monocrotophos, một hợp chất thường được dùng để làm thuốc trừ sâu. Cảnh sát nghi ngờ dầu ăn được chứa trong các thùng trước dùng để chứa thuốc trừ sâu.
Một chuyên gia hóa học của đội điều tra cho biết: “Đây là một chất hóa học cực kỳ độc hại và phải được giảm thiểu nồng độ khi dùng trong các loại thuốc trừ sâu đang lưu hành trên thị trường”.
“Thông thường, nồng độ của chất hóa học này phải làm bão hòa đi gần 5 lần. Nghĩa là một lít monocrotophos được pha với 5 lít nước để bảo đảm độ an toàn”.
Tổ chức Y tế thế giới đã xếp hạng monocrotophos là diện những chất hóa học độc hại nhất.
Monocrotophos gây ra nhiều dấu hiệu đáng lo ngại khi cơ thể con người hấp thụ với nồng độ cao. Các học sinh đã cảm thấy mệt và yếu đi chỉ vài phút sau khi dùng bữa, sau đó là nôn và có dấu hiệu co giật đi kèm với đau, co thắt dạ dày.
Vụ ngộ độc đã làm dấy lên phong trào phản đối, biểu tình của người dân tại Bihar về sự sơ suất, thiếu trách nhiệm của chính quyền sở tại.
Các bữa ăn trưa miễn phí là một phần trong chương trình Bữa trưa cho học sinh Ấn Độ. Chương trình nhắm tới 120 triệu trẻ em trên toàn quốc và được coi là một nỗ lực của các nhà chức trách trong việc thu hút, khuyến khích các em đến trường.
Tuy nhiên, đã có nhiều ý kiến phê bình về chất lượng của các thực phẩm dùng cho bữa ăn này, đặc biệt là các vùng sâu vùng xa của Ấn Độ.
Học sinh ở các vùng này phải đối mặt với chất lượng không đảm bảo của các bữa ăn và vấn đề vệ sinh dịch tễ. Nguyên nhân là do thiếu đầu tư cơ sở hạ tầng dẫn đến điều kiện các bếp ăn bị giảm đáng kể, hay chỗ ăn cho học sinh không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện cảnh sát Ấn Độ vẫn đang truy tìm hiệu trưởng của trường học nơi xảy vụ ngộ độc.
ANH DUY – NDDT