Trong phiên họp Quốc hội vừa qua, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại về vấn đề giá thuốc, chất lượng thuốc đặc biệt là thuốc trúng thầu cung ứng cho các cơ sở y tế. Trước vấn đề này, PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với TS. Trương Quốc Cường – Cục trưởng Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.
Có ý kiến cho rằng giá thuốc vẫn liên tục tăng trong thời gian qua. Vậy ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào và ông có thể cho biết thực trạng tình hình giá thuốc của Việt Nam hiện nay như thế nào?
– Với các quy định hiện hành về quản lý giá thuốc và đấu thầu thuốc thì giá thuốc hiện nay về cơ bản đã được kiểm soát ở mức bình ổn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, các năm qua mức độ tăng giá nhóm hàng dược phẩm thấp hơn so với chỉ số giá tiêu dùng chung (CPI). (Năm 2012, CPI là 6,81% so với chỉ số giá dược phẩm là 5,27%; năm 2013, CPI là 6,04% so với chỉ số giá dược phẩm là 3,45% và đứng thứ 9/11 nhóm hàng trọng yếu). So sánh thuốc trúng thầu có cùng tên thương mại, cùng hoạt chất, cùng nồng độ và hàm lượng tại bệnh viện của Việt Nam với các bệnh viện của Thái Lan, Trung Quốc cho thấy: giá thuốc trúng thầu tại Việt Nam thấp hơn Thái Lan với tỷ lệ trung bình 3,17 lần và thấp hơn Trung Quốc với tỷ lệ trung bình 2,25 lần.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế cũng cho thấy: Giá thuốc generic trúng thầu ở Việt Nam ở mức thấp so với mặt bằng chung quốc tế và giá thuốc biệt dược trúng thầu ở Việt Nam ở khoảng trung bình so với số liệu quốc tế. Đặc biệt, theo kết quả trúng thầu của các Sở Y tế và các bệnh viện các quy định mới về đấu thầu mua thuốc giảm 35,33% giá thuốc trúng thầu. Khảo sát giá thuốc trúng thầu của 1.654 mặt hàng của 26 bệnh viện và Sở Y tế đã tiết giảm được khoảng 294,5 tỉ đồng. Một số Sở Y tế có tỷ lệ tiết giảm cao như: Sở Y tế Bắc Ninh: 56%, Bình Định: 45%, Trà Vinh: 40%, Đồng Tháp: 37%…
Hiện nay, giá thuốc tại các cơ sở bán lẻ trên thị trường thường có biến động. Đặc biệt tại các nhà thuốc bệnh viện, giá thuốc bán cao hơn giá thị trường. Có hiện tượng này không, thưa ông?
– Việc quản lý giá thuốc của các cơ sở bán lẻ trên thị trường hiện được Bộ Y tế quản lý theo cơ chế cạnh tranh, cụ thể trên thị trường cả nước hiện có hơn 40.000 nhà thuốc bán lẻ cạnh tranh về giá. Tuy nhiên giá thuốc tại các cơ sở bán lẻ phải được niêm yết công khai trên hộp thuốc để người mua thuốc có thể biết và so sánh giá giữa các nhà thuốc khi mua thuốc.
Ngoài ra, giá mua vào của các nhà thuốc không được vượt mức giá bán buôn của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu kê khai và được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý dược. Riêng các cơ sở bán lẻ trong bệnh viện (các nhà thuốc bệnh viện), giá bán lẻ thuốc được quản lý chặt chẽ hơn với việc áp dụng quy định về thặng số bán lẻ với mức thặng số bán lẻ từ 5% – 20% theo trị giá thuốc mua vào của các nhà thuốc. Kết quả khảo sát giá thuốc tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy cơ bản các nhà thuốc bệnh viện có giá bán lẻ thấp hơn so với các nhà thuốc ngoài bệnh viện với tỉ lệ khoảng 6,8%.
Với cơ chế quản lý giá thuốc hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, giá thuốc chưa được quản lý chặt chẽ, chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng. Ông bình luận thế nào về ý kiến này?
Theo quy định hiện hành, tất cả các mặt hàng thuốc trước khi lưu hành trên thị trường đều phải được doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu thực hiện việc kê khai giá thuốc và các mức giá kê khai được Tổ công tác liên ngành về giá thuốc của Bộ Y tế – Bộ Tài chính – Bộ Công Thương xem xét tính hợp lý căn cứ theo các nhóm tiêu chuẩn chất lượng. Các doanh nghiệp không được bán vượt mức giá kê khai. Đối với việc đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, các nhóm thuốc cũng được phân chia theo các tiêu chuẩn kỹ thuật
Tại nội dung đánh giá chất lượng thuốc trúng thầu, ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật của mặt hàng thuốc và đảm bảo chất lượng của nhà thầu, còn có các tiêu chí đánh giá về công nghệ bào chế để đánh giá chất lượng thuốc dự thầu. Về quy trình đánh giá lựa chọn thuốc, bước đầu tiên là đánh giá về tiêu chuẩn chất lượng thuốc, các mặt hàng thuốc đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng thuốc mới chuyển sang công đoạn đánh giá về giá. Vì vậy, ý kiến cho rằng cơ chế quản lý giá thuốc hiện chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng là hoàn toàn không có cơ sở.
Trong phiên họp Quốc hội vừa qua, một số đại biểu Quốc hội bày tỏ lo ngại về vấn đề giá thuốc, chất lượng thuốc đặc biệt là thuốc trúng thầu cung ứng cho các cơ sở y tế. Trước vấn đề này, PV Báo Lao Động đã có cuộc trao đổi với TS. Trương Quốc Cường – Cục trưởng Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế.
Có ý kiến cho rằng giá thuốc vẫn liên tục tăng trong thời gian qua. Vậy ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào và ông có thể cho biết thực trạng tình hình giá thuốc của Việt Nam hiện nay như thế nào?
– Với các quy định hiện hành về quản lý giá thuốc và đấu thầu thuốc thì giá thuốc hiện nay về cơ bản đã được kiểm soát ở mức bình ổn. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, các năm qua mức độ tăng giá nhóm hàng dược phẩm thấp hơn so với chỉ số giá tiêu dùng chung (CPI). (Năm 2012, CPI là 6,81% so với chỉ số giá dược phẩm là 5,27%; năm 2013, CPI là 6,04% so với chỉ số giá dược phẩm là 3,45% và đứng thứ 9/11 nhóm hàng trọng yếu). So sánh thuốc trúng thầu có cùng tên thương mại, cùng hoạt chất, cùng nồng độ và hàm lượng tại bệnh viện của Việt Nam với các bệnh viện của Thái Lan, Trung Quốc cho thấy: giá thuốc trúng thầu tại Việt Nam thấp hơn Thái Lan với tỷ lệ trung bình 3,17 lần và thấp hơn Trung Quốc với tỷ lệ trung bình 2,25 lần.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách y tế cũng cho thấy: Giá thuốc generic trúng thầu ở Việt Nam ở mức thấp so với mặt bằng chung quốc tế và giá thuốc biệt dược trúng thầu ở Việt Nam ở khoảng trung bình so với số liệu quốc tế. Đặc biệt, theo kết quả trúng thầu của các Sở Y tế và các bệnh viện các quy định mới về đấu thầu mua thuốc giảm 35,33% giá thuốc trúng thầu. Khảo sát giá thuốc trúng thầu của 1.654 mặt hàng của 26 bệnh viện và Sở Y tế đã tiết giảm được khoảng 294,5 tỉ đồng. Một số Sở Y tế có tỷ lệ tiết giảm cao như: Sở Y tế Bắc Ninh: 56%, Bình Định: 45%, Trà Vinh: 40%, Đồng Tháp: 37%…
Hiện nay, giá thuốc tại các cơ sở bán lẻ trên thị trường thường có biến động. Đặc biệt tại các nhà thuốc bệnh viện, giá thuốc bán cao hơn giá thị trường. Có hiện tượng này không, thưa ông?
– Việc quản lý giá thuốc của các cơ sở bán lẻ trên thị trường hiện được Bộ Y tế quản lý theo cơ chế cạnh tranh, cụ thể trên thị trường cả nước hiện có hơn 40.000 nhà thuốc bán lẻ cạnh tranh về giá. Tuy nhiên giá thuốc tại các cơ sở bán lẻ phải được niêm yết công khai trên hộp thuốc để người mua thuốc có thể biết và so sánh giá giữa các nhà thuốc khi mua thuốc.
Ngoài ra, giá mua vào của các nhà thuốc không được vượt mức giá bán buôn của các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu kê khai và được công bố trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý dược. Riêng các cơ sở bán lẻ trong bệnh viện (các nhà thuốc bệnh viện), giá bán lẻ thuốc được quản lý chặt chẽ hơn với việc áp dụng quy định về thặng số bán lẻ với mức thặng số bán lẻ từ 5% – 20% theo trị giá thuốc mua vào của các nhà thuốc. Kết quả khảo sát giá thuốc tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy cơ bản các nhà thuốc bệnh viện có giá bán lẻ thấp hơn so với các nhà thuốc ngoài bệnh viện với tỉ lệ khoảng 6,8%.
Với cơ chế quản lý giá thuốc hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, giá thuốc chưa được quản lý chặt chẽ, chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng. Ông bình luận thế nào về ý kiến này?
Theo quy định hiện hành, tất cả các mặt hàng thuốc trước khi lưu hành trên thị trường đều phải được doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu thực hiện việc kê khai giá thuốc và các mức giá kê khai được Tổ công tác liên ngành về giá thuốc của Bộ Y tế – Bộ Tài chính – Bộ Công Thương xem xét tính hợp lý căn cứ theo các nhóm tiêu chuẩn chất lượng. Các doanh nghiệp không được bán vượt mức giá kê khai. Đối với việc đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế, các nhóm thuốc cũng được phân chia theo các tiêu chuẩn kỹ thuật
Tại nội dung đánh giá chất lượng thuốc trúng thầu, ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật của mặt hàng thuốc và đảm bảo chất lượng của nhà thầu, còn có các tiêu chí đánh giá về công nghệ bào chế để đánh giá chất lượng thuốc dự thầu. Về quy trình đánh giá lựa chọn thuốc, bước đầu tiên là đánh giá về tiêu chuẩn chất lượng thuốc, các mặt hàng thuốc đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng thuốc mới chuyển sang công đoạn đánh giá về giá. Vì vậy, ý kiến cho rằng cơ chế quản lý giá thuốc hiện chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng là hoàn toàn không có cơ sở.
Xin cám ơn ông!
TIÊU ĐIỂM
Củ dền đỏ – vị thuốc thần kỳ đối với sức khỏe
Bia rượu – “ủng hộ viên” đắt giá khi “yêu”
Củ cải – “nhân sâm” giá rẻ cho cả gia đình
Hạt lạc – viagra cho “cuộc yêu” thêm nồng cháy
Thêm 10 lí do để bạn tích cực ăn bí đao
Tác hại khôn lường khi ăn quá nhiều quả bơ
Bình luận
TIN BÀI NÓNG TRÊN LAO ĐỘNG ONLINE
Giật mình với “6 không”!
Lê Thanh Phong
Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ Xây dựng – ông Bùi Trung Dung – cho biết cơ quan này đã có tổng kết đánh giá các công trình xây dựng từ nguồn vốn nhà nước có gói thầu do nhà thầu Trung Quốc thực hiện.
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Sex buổi sáng “dược phẩm tiên” giúp sinh con thông minh
Tác hại khôn lường khi ăn quá nhiều quả bơ
Bất ngờ những con số về “chuyện ấy” của đàn ông Việt
Củ dền đỏ – vị thuốc thần kỳ đối với sức khỏe
Thêm 10 lí do để bạn tích cực ăn bí đao
Chất lượng quan trọng hơn số lượng “yêu”
Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu