Trang chủ » Thông tin » Thông tin trong ngành » Giám sát giá thuốc đấu thầu: Quá khó!

Giám sát giá thuốc đấu thầu: Quá khó!

“Không hiếm hồ sơ mời thầu còn xây dựng tiêu chí kỹ thuật một số mặt hàng có hướng chỉ định thầu với việc đưa ra các chi tiết quá riêng biệt cho sản phẩm”, bà Yến cho biết.

Sau khi trúng thầu, các nhà thầu vẫn tiếp tục phải “đua” một lần nữa vì trúng thầu nhưng không được kê đơn thì cũng không bán được thuốc, do đó hậu trường tiếp tục phải có “chính sách” để bác sĩ kê đơn sử dụng, khoa dược của BV “gọi” thuốc vào.

Cùng một thuốc nhưng giá chênh tới 68%

Theo BHXH VN, một thuốc cùng nhà sản xuất nhưng giá vào các BV lại chênh lệch khá lớn là hiện tượng không hiếm hoi. Ví dụ, thuốc Perabact (hoạt chất Cefoperazon), hộp 10 lọ, sản xuất tại Ấn Độ có giá 18.000 đồng  (nơi đấu thầu là Đồng Tháp), nhưng thuốc này lại có giá 30.000 đồng (nơi đấu thầu là Cần Thơ), tỷ lệ chênh lệch lên đến 68%.

Hay thuốc Cefoperazon 1 g (VN) có giá 28.000 đồng (tại BV Phổi T.Ư) nhưng thuốc này có giá 36.750 đồng (tại BV T.Ư Huế), chênh lệch 31,3%.

Thuốc Redliver (hoạt chất Arginin) 200 mg, hộp 60 viên có giá 1.500 đồng tại BV Nội tiết nhưng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới T.Ư, thuốc này có giá 1.800 đồng (viên), chênh lệch giá 20%. Thuốc Ibaliver 200 mg, hoạt chất Arginin có giá 1.710 đồng/viên (nơi đấu thầu tại Vĩnh Phúc), còn nơi đấu thầu là Hải Phòng thuốc này lại có giá 1.650 đồng.

Nếu căn cứ trên kết quả trúng thầu thuốc vào BV thì nhiều thuốc không thể biết đâu là giá thật của thuốc đó.

Theo bà Yến, không thể đối chiếu với giá thuốc kê khai tại cơ quan quản lý vì đó là giá do doanh nghiệp tự quyết định và là giá đón đầu không chịu khống chế của thặng số lợi nhuận.

Bà Yến cho rằng, về giải pháp cho kiểm soát giá thuốc cung ứng vào BV, trước hết cần có hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu theo các tiêu chí thống nhất tại tất cả các địa phương, các đơn vị, tránh mỗi nơi làm một kiểu như hiện nay.

 

“Cần áp dụng quản lý giá thuốc theo thặng số bán buôn tối đa toàn chặng để tránh tình trạng giá thuốc bán buôn cao gấp nhiều lần giá nhập khẩu vì đường đi lòng vòng, qua nhiều công ty phân phối đẩy giá lên cao”, bà Yến nhấn mạnh.

 

Mỏng manh” lực lượng giám sát

Trong năm 2011, giá kế hoạch của gói thầu thuộc một tỉnh miền núi phía Bắc xây dựng lên đến 100 tỉ đồng. Sau khi BHXH tham gia xem xét, đối chiếu với giá đã trúng thầu năm trước, phát hiện một số bất hợp lý nên đã kiến nghị. Vì vậy giá kế hoạch của gói thầu này đã giảm đến 25 tỉ đồng, chỉ còn 75 tỉ đồng.

BHXH cho biết BHXH đang chuẩn bị nhân lực cho quá trình tham gia vào giám sát đấu thầu thuốc cung ứng vào BV, tuy nhiên vai trò cũng rất hạn chế. Bởi vì kinh nghiệm hạn chế, thiếu chuyên môn sâu vì thiếu dược sĩ; người của BHXH tham gia tổ đấu thầu cũng chỉ là thiểu số, ít có khả năng thắng thế khi cần có quyết định thay đổi.

Để kiểm soát được giá thuốc đấu thầu, BHXH sẽ tăng cường thẩm định giá đấu thầu, so sánh mặt bằng giá thầu trên cùng khu vực để phát hiện các chênh lênh lệch giá bất hợp lý.

60% chi phí điều trị chi cho mua thuốc

Ông Nguyễn Minh Thảo, Phó tổng giám đốc BHXH VN cho biết, chi phí thanh toán thuốc BHYT tăng liên tục trong các năm. Năm 2010: tiền thuốc là 11.722 tỉ đồng; năm 2011 là 15.000 tỉ đồng và năm 2012 ước sẽ còn tăng hơn nữa.

Theo ông Nguyễn Minh Thảo, việc đấu thầu thuốc cần được điều chỉnh để đảm bảo giá cung ứng vào BV phù hợp. Chi phí tiền thuốc chiếm đến 60% chi cho khám chữa bệnh, do đó kiểm soát chi phí thuốc có ý nghĩa quan trọng trong giảm chi phí điều trị. Để đấu thầu đảm bảo tính hiệu quả, thuốc mua được với giá hợp lý nhất, Bộ Y tế cần công bố các dữ liệu phục vụ công tác đấu thầu cập nhật; mã hóa thuốc để thống nhất quản lý trong toàn quốc.

 

Các BV cần lên danh mục thuốc sử dụng trong BV phù hợp với mô hình bệnh tật, điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương. Sử dụng thuốc hợp lý có vai trò quan trọng để giảm gánh nặng chi phí điều trị và việc này phụ thuộc nhiều vào bác sĩ bởi có đến 70% thuốc sử dụng là thuốc kê đơn.

Nam Sơn – TNO

Bài thuốc nam lành tính hay khác điều trị bệnh trĩ tại nhà thuốc nam An Dược !

Nhận xét sản phẩm: "Giám sát giá thuốc đấu thầu: Quá khó!"