Nguyên nhân bà bầu bị sổ mũi trong thai kỳ
Chảy mũi hoặc ngạt mũi trở nên phổ biến hơn khi mang thai. Có tới 30% ba bau bi so mui khi mang thai mà không phải dị ứng hay bệnh nhiễm trùng. Tình trạng này còn được gọi là viêm mũi thai kỳ.
Ngạt mũi có thể khởi phát ở tháng thứ 2 và có xu hướng nặng hơn vào cuối thai kỳ. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau sinh và thường biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau sinh.
Hàm lượng cao estrogen trong thời kỳ mang thai khiến các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. Chưa kể, lượng máu tăng trên toàn cơ thể khi mang thai làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.
Chẩn đoán
Nếu bạn chỉ bị nghẹt (chảy) mũi mà không kèm triệu chứng khác thì có thể bạn bị viêm mũi thai kỳ. Nếu nghẹt mũi kèm hắt hơi, ho, đau họng, đau đầu nhẹ hoặc sốt thì có thể bạn bị cảm hoặc bệnh truyền nhiễm.
Chứng viêm xoang cũng rất thường gặp khi mang thai. Nếu ba bau bi so mui và bị các triệu chứng của viêm xoang như sốt (đau đầu, mũi chảy dịch vàng hoặc xanh, đau vùng mặt, đau hàm hoặc giảm khả năng nhận biết mùi) thì bạn nên đi khám.
Nếu bạn bị tắc (chảy mũi) với dịch mũi trong, kèm hắt hơi, ngứa mắt, tai, họng thì có thể bạn bị dị ứng. Dị ứng trong thai kỳ thường khó dự đoán: Chúng có thể đỡ hoặc nặng thêm, hoặc bạn trở nên nhạy cảm với những chất dị ứng khác mà trước đó bạn chưa bị.
Bà bầu bị sổ mũi dùng thuốc như thế nào
Nếu tắc mũi làm bạn khổ sở thì bạn nên đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn. Tốt nhất bạn nên tránh các loại thuốc trong 3 tháng đầu mang thai, khi mà các cơ quan của thai đang hình thành, trừ khi thật cần thiết (ví dụ để kiểm soát suyễn). Mọi loại thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ.
Gợi ý chữa cho bà bầu bị sổ mũi
– Sử dụng nước nhỏ mũi dạng giọt (hoặc dạng phun sương) được bác sĩ chỉ định là an toàn cho bà bầu. Xịt vào mỗi bên mũi. Khoảng 5-10 phút sau, bạn sẽ thở dễ dàng hơn.
– Kê cao gối khi nằm nghỉ hoặc ngủ.
– Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, nhất là vào ban đêm khi ngủ. Nên vệ sinh máy tạo độ ẩm đúng cách (tuân thủ hướng dẫn đi kèm). Thay nước cho máy hàng ngày để tránh vi trùng sinh sôi. Bạn cũng cần thay bộ lọc càng thường xuyên càng tốt.
– Luyện tập cũng có thể làm dịu ngạt mũi. Tránh tập luyện ngoài trời khi không khí ô nhiễm vì nó kích thích đường hô hấp và khiến bạn bị nghẹt mũi nặng thêm.
– Tránh những kích thích như khói thuốc, mùi sơn, mùi nước hoa, rượu… vì chúng làm bạn khó chịu hơn.
Bà bầu bị sổ mũi và lời khuyên của bác sĩ
Hỏi: Chào bác sĩ, tôi năm nay 28 tuổi, mang thai cháu thứ 2 được 8 tuần tuổi. Hiện tôi bị sổ mũi ra nước mũi trong rất nhiều thỉnh thoảng có hắt xì hơi. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, tôi nên dùng thuốc gì. Tôi đang dùng dung dịch vệ sinh mũi thôi.
Cho tôi hỏi bác sĩ thêm tôi khám mức độ canxi thì ở mức độ báo động vậy tôi có sử dụng được canxi ống không? Cám ơn bác sĩ. Và mong bác sĩ thông tin lại sớm cho tôi.
Trân trọng!
(Thu Trang – Vũng Tàu)
Trả lời:
Chào bạn Thu Trang, vì thai mới 8 tuần tuổi nên việc dùng thuốc cho bạn cần thận trọng, nhất là những thuốc cần dùng cho bạn lúc này lại có chống chỉ định hoặc có độ an toàn không cao cho phụ nữ có thai.
Vì vậy, tốt nhất trong lúc này bạn thường xuyên vệ sinh mũi bằng dung dịch NaCl 0,9%, đeo khẩu trang để giữ ấm mũi và tránh tiếp xúc với các tác nhân gây thêm dị ứng mũi. Tránh tiếp xúc nơi đông người hoặc những người có mắc bệnh về đường hô hấp, uống nhiều nước cam, chanh, ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, nên ăn lỏng (cháo, phở, hủ tiếu, bánh canh…), ăn nóng và thêm gia vị tiêu, tỏi, hành, ngò để giải cảm.
Nếu tình trạng canxi ở mức báo động, bạn có thể dùng canxi dạng ống hoặc viên tùy từng trường hợp (bạn nên hỏi trực tiếp BS khám thai để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này). Bạn cần lưu ý khi dùng canxi nên uống vào buổi sáng và uống nhiều nước.
Bên cạnh đó bạn có thể bổ sung canxi qua sữa bà bầu, sữa chua và các thực phẩm cá bống, cá cơm, tôm tép nhỏ, rau xanh…
Chúc bạn có thai kỳ khỏe mạnh!