Tại sao có những hôm ta ngủ cả đêm mà sáng dậy vẫn thấy buồn ngủ, cơ thể vẫn mệt mỏi? Tại sao có những khi ta chỉ ngủ một lúc mà đã cảm thấy cơ thể khỏe mạnh, minh mẫn. Đó là vì chất lượng giấc ngủ quan trọng hơn thời gian ngủ.
Chất lượng của giấc ngủ
Để đo giấc ngủ có đủ hay không, không chỉ dựa vào thời gian ngủ (thường mỗi ngày cần đủ 8 tiếng), mà quan trong hơn là chất lượng giấc ngủ. Một giấc ngủ đạt chất lượng là một giấc ngủ sâu. Vì vậy tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng giấc ngủ chính là thời gian ngủ sâu.
Giấc ngủ sâu có tác dụng quan trọng trong việc xoa dịu những mệt mỏi của đại não, lúc này con người ở trong trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, thư giãn, ngủ sâu và ngon. Thời gian của giai đoạn ngủ sâu càng lâu thì chất lượng giấc ngủ càng tốt. Trong khi ngủ sâu, khả năng cảm giác giảm đi, nhưng tế bào não và các bộ phận khác của cơ thể vẫn thực hiện được các chức năng khác một cách nhanh chóng như hình thành protein, máu lưu thông, bổ sung lượng vật chất tiêu hao, trao đổi chất và tích trữ năng lượng… Sau một giấc ngủ sâu, khi tỉnh dậy toàn thân thoải mái dễ chịu, bạn có thể bắt đầu một ngày mới với đầu óc nhẹ nhàng tỉnh táo, trần đầy sức sống, trí nhớ tốt, tinh thần phấn chấn.
Các chuyên gia cho rằng, nếu một người hôm trước có chất lượng giấc ngủ kém thì khả năng miễn dịch của người đó trong ngày hôm sau sẽ giảm đi đáng kể, tốc độ lão hóa diễn ra nhanh gấp 3 lần người bình thường. Có thể nói, chất lượng giấc ngủ kém có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với cơ thể.
Chất lượng giấc ngủ quan trọng hơn thời gian ngủ chính vì vậy có những người mặc dù ngủ cả đêm, nhưng ngủ không say, ngủ mơ màng thì sáng hôm sau thức giấc vẫn thấy mệt mỏi, khó chịu, cảm giác buồn ngủ. Chính vì thế, trong điều trị mất ngủ không chỉ chú ý đến việc tăng thời gian ngủ mà quan trọng hơn phải nâng cao được chất lượng giấc ngủ.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ
Hiện nay, có nhiều thuốc điều trị nhưng đa phần chỉ là “ép” cơ thể vào giấc ngủ, giúp tăng thời gian ngủ nhưng không cải thiện được chất lượng giấc ngủ. nghĩa là dù ngủ được nhưng ngủ mơ màng, không sâu, sau khi thức giấc cơ thể vẫn có cảm giác như chưa được ngủ: lâng lâng, mơ màng, thậm chí là đau đầu, chóng mặt…
Để nâng cao chất lượng giấc ngủ phải điều trị mất ngủ xuất phát từ nguyên nhân. Trong cơ thể con người có một chất rất quan trọng đối với giấc ngủ đó là hormon Melatonin do tuyến tùng sản xuất. Lúc tắt ánh nắng mặt trời, Melatonin sẽ được tuyến tùng sản xuất để giúp cơ thể có cảm giác buồn ngủ và dễ dàng đi vào giấc ngủ, tới nửa đêm nồng độ Melatonin trong cơ thể đạt mức cao nhất vì vậy đây là thời điểm mọi người ngủ say và ngủ ngon nhất. Sau đó, nồng độ Melatonin giảm dần cho tới lúc trời sáng cũng là lúc con người tỉnh giấc. Do tuổi tác, căng thẳng, stress, thay đổi múi giờ, làm việc theo ca…khiến cơ thể giảm sản xuất Melatonin từ đó sinh ra mất ngủ.
Bổ sung Melatonin cho cơ thể sẽ giúp không chỉ tăng thời gian ngủ mà còn nâng cao chất lượng giấc ngủ. Theo nghiên cứu lâm sàng, người sử dụng Melatonin trong vòng 30 ngày liên tục có thể cải thiện giấc ngủ như: kéo dài thời gian ngủ, dễ đi vào giấc ngủ, ngủ không bị giật mình, ngủ sâu, ngủ ngon, đầu óc tỉnh táo, cơ thể dễ chịu sau khi thức dậy.