Trang chủ » Thông tin » Thông tin trong ngành »
Thông tin trong ngành
Suýt mất mạng vì đắp thuốc nam chữa u cổ
Được xác định khối u lành tính vùng cổ nhưng không yên tâm, muốn khối u “biến mất”, bệnh nhân N.V.K (60 tuổi, Hà Nội) đã tin thầy lang đắp thuốc. Vì đắp thuốc, vùng cổ bệnh nhân bị loét, nhiễm khuẩn sâu, nguy cơ tổn thương động mạch cảnh… Vết loét sâu vùng […]
Sắp khám và tư vấn miễn phí bệnh đái tháo đường
Hưởng ứng Ngày đái Tháo đường Thế giới (14/11), Bộ Y tế, Bệnh viện Nội tiết Trung Ưng và Hội Chữ Thập Đỏ sẽ tổ chức đợt khám và tư vấn miễn phí về bệnh đái tháo đường cho người dân.
(Ảnh minh họa)
Không tự ý chọn thực phẩm chức năng để sử dụng
Thực phẩm chức năng (TPCN) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong tăng cường, phục hồi sức khỏe, dự phòng bệnh, tật. Tuy nhiên, ở nước ta nhiều người dân tự ý chọn TPCN để sử dụng, trong đó một số người chọn TPCN để hỗ trợ điều trị bệnh, nhưng lại không nắm thông tin về bệnh học và tương tác giữa thực phẩm chức năng và thuốc. Việc làm đó khiến cho quá trình điều trị không đạt hiệu quả, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng bệnh tật và sức khỏe.
Thực phẩm chức năng được bán nhiều tại các hiệu thuốc. (Ảnh: HỒNG THÚY)
Do đâu mà thực phẩm chức năng quảng cáo “lậu”?
TS. Nguyễn Thanh Phong, Phó cục trưởng cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế cho rằng: Còn rất nhiều những nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng trốn tránh sự thẩm định của cơ quan y tế mà phải nói thẳng ra rằng có sự tiếp tay của một số cơ quan phát hành quảng cáo.
PV đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Thanh Phong về vấn đề này.
Hiện nay, rất nhiều loại thực phẩm chức năng (TPCN) được quảng cáo khá rầm rộ và đã có nhiều người tin dùng, thậm chí ngộ nhận về chức năng của sản phẩm. Ông đánh giá như thế nào về tình trạng quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng hiện nay?
TS. Nguyễn Thanh Phong |
Theo pháp luật về quảng cáo hiện đang có hiệu lực thì nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người có sản phẩm thực hiện việc quảng cáo. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định việc quảng cáo phải được thực hiện trên nguyên tắc chính xác, đúng tác dụng của sản phẩm, không được quảng cáo lừa dối, nói quá tác dụng,… đặc biệt trong lĩnh vực TP, đây là loại hàng hóa đặc biệt liên quan trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng người sử dụng, do vậy việc quảng cáo gian dối ở lĩnh vực này ngoài việc làm cho người tiêu dùng thiệt hại về kinh tế, còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe.
Tôi có thể khẳng định đối với những nội dung quảng cáo về TPCN đã được Cục ATVSTP thẩm định thì những nội dung quảng cáo ấy là hoàn toàn chính xác. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn rất nhiều những nội dung quảng cáo TPCN trốn tránh sự thẩm định của cơ quan y tế mà phải nói thẳng ra rằng có sự tiếp tay của một số cơ quan phát hành quảng cáo như: Một số cơ quan báo chí, phát thanh truyền hình, nhà in, nhà xuất bản.
Bên cạnh đó, cũng phải kể đến mức xử phạt về hành vi quảng cáo TP sai quy định (chỉ từ 5 đến 10 triệu đồng), mức phạt này quá nhẹ chưa đủ sức răn đe, do vậy, vẫn còn có những nội dung quảng cáo về TPCN không đúng với bản chất sản phẩm.
Luật An toàn vệ sinh thực phẩm đã quy định, người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi đã được thẩm định nội dung và chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận; nhưng hiện nay vẫn có nhiều sản phẩm quảng cáo sai hoặc vượt quá công dụng thực sự.
Trung Quốc tung ra thị trường vaccine ngừa viêm gan E đầu tiên trên thế giới
Hecolin loại vaccine phòng ngừa bệnh viêm gan E đầu tiên trên thế giới đã được bán trên thị trường Trung Quốc từ ngày 27-10.
Thử nghiệm thành công vắc-xin phòng chống hen phế quản
Các nhà nghiên cứu vừa mới thử nghiệm thành công một loại vắc-xin phòng chống hen phế quản. Cuộc thử nghiệm được tiến hành trên chuột bị dị ứng với bọ ve cho thấy vắc-xin có thể ngăn chặn phản ứng dị ứng và làm giảm rõ rệt các triệu chứng của bệnh. Một loại vắc-xin có khả năng giải nhạy cảm bền vững đối với cơ thể chỉ sau vài lần tiêm quả là một niềm hy vọng lớn đối với 300 triệu người bị hen phế quản trên toàn thế giới. Trong những cuộc thử nghiệm đầu tiên, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Hô hấp Nantes, Pháp, đã nhắm vào một loại bọ ve gây hen phế quản thường gặp nhất ở châu Âu, đó là Dermatophagoides farinae.
Cú lừa “công nghệ tế bào gốc”?
Những lời quảng cáo về khả năng thần kỳ trong việc tái tạo lại làn da căng mịn trẻ trung đã khiến chị em phụ nữ, giới làm đẹp mê mẩn và đổ xô vào sử dụng mỹ phẩm công nghệ tế bào gốc (MPCNTBG). Điều đáng nói là có những chủng loại mỹ phẩm […]
Quảng cáo mỹ phẩm như… thuốc tiên!
Mỹ phẩm mà tính năng, công dụng được quảng cáo như thuốc điều trị, chưa kể không thể chứng minh được công dụng thực tế. Thực trạng quảng cáo mỹ phẩm quá lố bằng nhiều hình thức, chiêu trò gây ngộ nhận cho người dùng đã đến mức báo động. Nhiều đơn vị núp […]
Quảng cáo thực phẩm chức năng chữa ung thư là tội ác!
“Một người không may bị ung thư, thay vì đi viện chữa trị họ lại tin vào quảng cáo loại thực phẩm chức năng chữa ung thư… nên đã tin dùng, bỏ qua “thời gian vàng” trong điều trị. Tôi cho rằng, việc quảng cáo như vậy là một tội ác với người bệnh”. […]
Thực phẩm chức năng đang được “thần thánh hóa”
Thực phẩm chức năng ở Việt Nam đang được “thần thánh hóa” một cách quá mức, khiến nhiều người hiểu sai. Thậm chí, nhiều người còn có thói quen sử dụng vô tội vạ các loại thực phẩm này với quan niệm “không bổ ngang thì cũng bổ dọc”. Theo ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Cục […]