Trang chủ » Thông tin » Thông tin thuốc an toàn »
Thông tin thuốc an toàn
Phát hiện bốn loại nước giảm cân chứa chất độc hại
Cơ quan Khoa học về Sức khỏe (HSA) của Singapore vừa thông báo, các cuộc kiểm định tại phòng thí nghiệm cho thấy bốn loại nước uống VTOX Trim Up, BONJOUR, CURVY Pearl Beauty slimming orange juice và V12 Fruit Slimming có chứa hoạt chất Sibutramine độc hại.
Dối trá khi lưu hành thuốc – Hậu quả khó lường
Nhằm nâng cao thương hiệu để tăng lợi nhuận, nhiều hãng dược đã không từ mọi thủ đoạn, thậm chí là lừa lọc, dối trá khách hàng và cơ quan chức năng khi nói về công dụng thật của thuốc. Điều này đã gây nhiều tai họa khôn lường cho người sử dụng.
Telithromycin được thử nghiệm lâm sàng năm 1998 và được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho lưu hành năm 2004. Khi đó, nhà sản xuất thuốc trên gắn cho telithromycin rất nhiều tính ưu việt: Có phổ kháng khuẩn rất rộng với vi khuẩn (VK) Gram dương (+), hiếu khí (S.pneumioniae), VK gram âm (-), hiếu khí (H. influenzae, M.catarrhalis và các vi sinh vật khác như C.pneumoniae, M.pneumoniae… đặc biệt với cả S.pneumoniae kể cả loại đã kháng penicillin. Đồng thời, có cường độ tác dụng rất mạnh do có tốc độ hấp thu nhanh, tỷ lệ hấp thu gần như hoàn toàn, đạt được nồng độ đỉnh cao, sớm ổn định, phân phối rất nhanh vào các mô, bạch cầu và đại thực bào và nồng độ tại đó cao gấp nhiều lần trong máu nên diệt tốt VK trong nội bào. Đặc biệt, người suy gan vẫn có thể dùng được loại thuốc này vì khi suy gan, sự thải trừ qua đường mật bị suy giảm, thì được bù trừ bằng cách tăng sự thải trừ qua đường thận.
Trong một số trường hợp khi sử dụng telithromycin có thể gây suy gan.
Thêm công dụng mới cho thuốc điều trị khớp simponi
Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa thông qua công dụng mới của thuốc tiêm simponi (golimumab) để điều trị viêm loét đại tràng
Thuốc mới trị ốm nghén
Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt loại thuốc Diclegis (doxylamine succinate and pyridoxine hydrochloride) để điều trị chứng buồn nôn và ói mửa ở phụ nữ mang thai khi ốm nghén.
(ảnh minh họa)
Tecfidera – Thuốc cũ, tác dụng mới
Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) đã chấp thuận thuốc tecfidera (dimethyl fumarate) viên để điều trị bệnh đa xơ cứng (MS). Người ta cho rằng, MS là một loại phản ứng miễn dịch bất thường có hướng chống lại hệ thần kinh trung ương, làm gián đoạn thông tin liên lạc giữa não và các bộ phận khác của cơ thể.
“Gác kiếm” vì dùng thuốc xịt kéo dài thời gian quan hệ
Chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn đồng và gọi đến số điện thoại bán hàng trên các website chuyên đồ nhạy cảm là nhiều quý ông đã thực hiện được ước mơ “chiến không biết mệt” trong chuyện phòng the. Nhiều người vì những lời quảng cáo “ngọt như mía” của nhân viên tư vấn bán hàng mà “tặc lưỡi” mua về dùng, để rồi… dùng một lần đã phải “gác kiếm”.
Ở chợ cũng bán “thuốc xịt sung sướng”
Gặp trục trặc trong chuyện gối chăn hoặc chưa thỏa mãn với thời gian “phục vụ” vợ, nhiều quý ông không ngại hào phóng chi tiền mua những loại thuốc nhằm kéo dài thời gian “hành sự”. Có cầu ắt có cung, thuốc xịt sung sướng hiện không chỉ được bán “kín” bên trong những cửa hàng, mà tại một số chợ cũng có mặt hàng này.
Tại chợ Đông Ba (TP Huế), hàng chục người phụ nữ bịt kín mặt bằng khẩu trang, cứ thấy khách nam là chạy đến tiếp cận. Khi nhóm PV vừa từ trên xe bước xuống đã có người “bám” chặt, giọng thì thào: “Mấy anh mua hộ em chai thuốc xịt “một người khỏe hai người vui” này đi. Đảm bảo dùng một lần là mê ngay, cứ gọi là “chiến” cả ngày không biết mệt. Trong cửa hàng người ta bán 400.000 – 500.000 đồng. Ở đây bọn em chỉ lấy anh 200.000 đồng thôi”, miệng nói, tay người phụ nữ giơ ra một lọ thuốc xịt màu đen toàn chữ Trung Quốc, mắt lén lút nhìn xung quanh.
Khi phóng viên thắc mắc “hàng Trung Quốc dùng sợ lắm, mà hàng này không được “thử” trước thì làm sao biết có công dụng hay không”, người phụ nữ không ngại ngùng bảo: “Anh cứ mua rồi vào nhà vệ sinh của chợ mà xịt thử, nếu không công hiệu thì em trả lại tiền”. Lấy lí do “bài trừ hàng Trung Quốc, phải mất 5 phút phóng viên mới thoát khỏi vòng vây của những người này.
Nhiều trang website bán hàng trên mạng cũng bán loại thuốc xịt này. Họ mạnh miệng rêu rao: thuốc vừa giúp đàn ông thực hiện được mong ước thầm kín, vừa không hề ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Chỉ cần vào google gõ chữ “thuốc xịt sung sướng”, chỉ chưa đầy 1 giây sau đã nhận được hơn 700.000 kết quả. Điều này cho thấy, nhu cầu của người sử dụng phải lớn, hàng phải bán được thì mới có nhiều cửa hàng thương mại điện tử kinh doanh mặt hàng này.
Các loại thuốc xịt được rao bán với giá từ 400.000 đến vài triệu đồng tùy xuất xứ.
Tại website thienduong…. PV gọi đến số điện thoại 0966666…, bày tỏ “tâm sự thầm kín” là bị bệnh xuất tinh sớm, muốn mua một loại thuốc xịt có thể cải thiện tình hình, liền được một nam nhân viên nghe điện thoại vui vẻ tư vấn: “Vậy anh tìm đến chỗ chúng em là đúng quá rồi, cửa hàng em có rất nhiều loại thuốc xịt có thể giúp anh cải thiện tình hình. Nhưng theo em anh nên dùng loại stus 100…”.
Theo nhân viên này, đây là loại thuốc xịt chuyên dành cho quý ông yếu sinh lý, hoặc do quá lạm dụng nguồn tài nguyên nên bị xuất tinh sớm.
“Stud 100 có thể nói là thần dược hữu hiệu cho những quý ông có tình trạng trên, cũng không hẳn là phải có hiện tượng trên mới sử dụng stud 100, nhiều khi do bạn tình nhu cầu quá nhiều, muốn hưởng cảm giác lên mây lâu hơn cũng có thể xài stud 100 để kéo dài cuộc chơi khi lực bất tòng tâm. Anh chỉ cần xịt từ 2 đến 3 hơi lên đầu dương vật rồi thoa đều, sau 10 phút là thuốc bắt đầu phát huy công dụng. Đặc điểm của stud 100 là bay hơi rất nhanh và không để lại mùi, sau đó thì bạn tha hồ… mà không lo việc ra sớm nữa”, anh nhân viên hồ hởi quảng cáo.
Các loại thuốc xịt có thể giúp nam giới quan hệ được lâu hơn nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì nó có thể gây rối loạn cương dương và mất hoàn toàn cảm giác ở “cậu nhỏ”
Phát hiện thủy ngân, chì trong thuốc cổ truyền Trung Quốc
Cơ quan Quản lý dược và các sản phẩm y tế Anh (MHRA) vừa cảnh báo người tiêu dùng không nên mua hoặc sử dụng một số loại thuốc cổ truyền của Trung Quốc có chứa thủy ngân và chì nồng độ cao.
4 loại thuốc được cảnh báo nguy hiểm là Back Foong Pills (có tác dụng làm giảm khó chịu trong kỳ kinh), Fung Shing Paij Tian-Ma Wan (điều trị giảm đau viêm khớp và đau đầu), Shi Hu Ye Guang Wan và Nai Chang Ming Yan Pills (công dụng cải thiện thị lực ở người lớn).
4 loại thuốc cổ truyền Trung Quốc được cảnh báo nhiễm thủy ngân và chì. Ảnh: mrha
Thực phẩm chức năng cũng có thể gây hại
Trường hợp bà H.K.L. (54 tuổi, Việt kiều Mỹ, tạm trú Đồng Nai) bị hội chứng Lyell (hoại tử thượng bì nhiễm độc) nghi do phản ứng dị ứng sau khi uống thực phẩm chức năng như một cảnh báo: uống thực phẩm chức năng cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Lột da lưng do uống thực phẩm chức năng giải độc
Theo thông tin từ Bệnh viện Da liễu TPHCM ngày 31/1, sức khỏe bà L. đã có dấu hiệu tiến triển khá tốt, qua giai đoạn nguy hiểm.
Nổi bóng nước khắp người
Những mảng da lưng bị bong tróc sau khi uống thực phẩm chức năng
Thuốc trị mụn thành thuốc ngừa thai
Đang lo ngại về thuốc ngừa thai thế hệ mới, dư luận Pháp lại tiếp tục xôn xao về thuốc trị mụn Diane 35 do Hãng Bayer (Đức) sản xuất.
Trong thông cáo gửi Thanh Niên, Cơ quan Quản lý dược phẩm và sản phẩm y tế Pháp (ANSM) cho biết vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành Diane 35 kể từ ngày 30.4. Quyết định được đưa ra sau khi ANSM mở cuộc họp đặc biệt để đánh giá lại cán cân giữa lợi ích và nguy cơ tác dụng phụ của loại thuốc này.
Diane 35 (hoạt chất ethinyl estradiol – một loại estrogen và cyproterone acetate) được cấp phép lưu hành tại Pháp từ năm 1987 cho công dụng trị mụn và đang được 315.000 phụ nữ nước này sử dụng. Tuy nhiên, do thuốc có tác dụng ức chế rụng trứng nên rất thường được bác sĩ chỉ định để tránh thai. ANSM dẫn một thăm dò cho thấy có đến 80% trong số 835 bác sĩ gia đình được hỏi thừa nhận kê toa Diane 35 để ngừa thai. Hiện thuốc này được lưu hành ở 116 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đáng chú ý là tại châu Âu, chỉ Ireland là cấp phép sử dụng thuốc này để ngừa thai.
Nhiều ý kiến khuyến cáo về tác dụng phụ của Diane 35 – Ảnh: AFP
Thuốc ho làm 60 người tử vong chưa được cấp phép tại VN
Trong tháng 11 và tháng 12.2012, tại Pakistan đã có 60 trường hợp tử vong và một số trường hợp khác gặp phản ứng có hại nghiêm trọng khi sử dụng thuốc ho Tyno. Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) mới đây khẳng định, thuốc ho Tyno chưa được cấp phép tại VN.