Trang chủ » Thông tin »

Thông tin

Thalidomide – Thảm họa đen tối nhất lịch sử y dược thế giới

Vụ bê bối được xem là thảm họa ấy xảy ra cách đây gần 50 năm, với hàng ngàn nạn nhân bị ảnh hưởng, bị dị tật do tác dụng phụ của loại thuốc trị “bá bệnh”. Đã có nhiều phiên tòa được mở liên quan đến vụ bê bối này, nhưng nhà sản xuất thuốc vẫn khăng khăng chối bỏ trách nhiệm của mình. Mãi đến ngày 31/8 vừa qua, nhà sản xuất loại thuốc chứa chất độc hại thalidomide ấy mới chịu đưa ra lời xin lỗi đầu tiên. Nhưng xin lỗi không thôi chưa đủ.

Thu hồi lô thuốc giảm đau Neo – Pyrazon

  SGTT.VN – Sở Y tế TP.HCM vừa có thông báo đình chỉ lưu hành và yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương thu hồi lô thuốc viên bao phim tan trong ruột Neo – Pyrazon (Diclofenac sodium 50mg), số đăng ký: 675/QLD-KD, số lô: M042432, hạn dùng: 12.8.2013, công ty Amherst Laboratories, […]

Thu hồi thuốc phong tê Ông già chống gậy

 

SGTT.VN – Sở Y tế Đồng Tháp vừa có thông báo đình chỉ lưu hành trên địa bàn tỉnh thuốc phong tê Ông già chống gậy, lô sản xuất: 09, hạn dùng: 20.3.2015, số đăng ký: V915-H12-10 do công ty TNHH Đông dược Vinh Quang sản xuất, do thuốc không đạt chỉ tiêu về độ tan rã. Công ty Vinh Quang phải khẩn trương thu hồi lô thuốc nói trên, gửi báo cáo về sở trước ngày 10.10.

Đình chỉ lưu hành tất cả thuốc chứa chất Buflomedil

Tất cả các thuốc chứa buflomedil đều bị cấm lưu hành, sử dụng tại Việt Nam.

Thu hồi 1 thuốc trị bệnh tiêu hoá – Omepro

Cục Quản lý dược bộ Y tế vừa có thông báo đình chỉ lưu hành trên toàn quốc và yêu cầu các đơn vị liên quan tiến hành thu hồi mặt hàng thuốc viên nang điều trị và dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng, viêm thực quản trào ngược…

Thu hồi thuốc giảm đau chưa được cấp phép – Zhuifeng Tougu Wan

Liên quan đến thuốc thuốc Zhuifeng Tougu Wan (nhãn bằng tiếng Anh cho biết thuốc có tác dụng cho người bị trúng phong, cảm và giảm đau) bị thu hồi tại Canada, ngày 21.9, Cục Quản lý dược, Bộ Y tế cho biết sản phẩm này hiện chưa được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

 

Một loại thuốc ngoại bị rút số đăng kí lưu hành ở Việt Nam

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, lãnh đạo Cục vừa ra quyết định rút số đăng kí loại thuốc ngoại piroxicam capsules UPS 20mg trên thị trường Việt Nam.

Bác sĩ viết chữ xấu có thể khiến bệnh nhân tử vong

Chữ viết của giới bác sĩ luôn mang đến những rắc rối cho người bệnh, đặc biệt là mua thuốc theo kê đơn, có thể khiến người bệnh sử dụng sai thuốc hoặc không đúng liều.

Bác sĩ viết chữ xấu là một vấn nạn ở Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác (Nguồn: AFP)

Sử dụng thuốc an toàn và hợp lý trong dự phòng cũng như điều trị

1. Thuốc chống nôn dạng uống

Nôn là một phản xạ của cơ thể để tống thức ăn trong dạ dày lên thực quản rồi trào ra miệng.Nôn cũng là triệu chứng của nhiều bệnh cảnh khác nhau như bệnh về đường tiêu hóa; bệnh đường hô hấp; bệnh tại hệ thống thần kinh trung ương; phụ nữ có thai bị “ốm nghén”… Vì thế, việc sử dụng thuốc chống nôn không hợp lý có thể che lấp triệu chứng của bệnh…

Một số thuốc chống nôn thường dùng

– Domperidone (motilium M, modom-S …): Thuốc điều chỉnh rối loạn chức năng tiêu hóa: ngăn chặn dopamin ngoại biên, làm thay đổi chức năng dạ dày ruột nên có tính chống nôn dùng trị triệu chứng buồn nôn, nôn, cảm giác trướng và nặng bụng, khó tiêu sau bữa ăn do thức ăn chậm xuống ruột, trào ngược dạ dày – thực quản. Thường dùng dưới dạng viên nén, thuốc cốm sủi bọt dành cho người lớn; hỗn dịch uống dành cho trẻ em, trẻ còn bú. Vì thuốc chuyển hóa qua gan, thận nên phải hết sức thận trọng khi dùng cho người suy gan, thận. Gần đây, người ta phát hiện thấy domperidon gây hiện tượng xoắn đỉnh (cơn nhịp tim nhanh có thể gây đột tử), nhất là khi dùng chung với một số thuốc như erythromycin, clarithromycin.

Thuốc gia truyền kích trẻ ăn bị phát hiện trộn thuốc tân dược

 

Sau 1 tháng cho con uống thuốc gia truyền mua ở Đà Nẵng, chị Thu (Đống Đa, Hà Nội) thấy con lên cân nhanh, béo tròn. Đến khi gửi thuốc đi xét nghiệm chị mới hoảng hồn vì thuốc Đông y nhưng lại pha dexamethason, một dạng corticoid, gây nguy hiểm nếu vô tình dùng lâu.

Theo lời kể của chị Thu thì cả hai cô con gái nhà chị đều lười ăn, đặc biệt bé thứ 2 thuộc dạng suy dinh dưỡng, đã 5 tuổi nhưng chỉ nặng 14 kg. Chị đã đưa con đi khám Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Dinh dưỡng Quốc gia nhưng tình hình không mấy cải thiện.

Tháng 7 vừa rồi, chị được một người hàng xóm giới thiệu về một nhà thuốc Đông y tại Đà Nẵng có bán thuốc giúp trẻ hay ăn, tăng cân. Gọi điện đến thì được người trả lời giới thiệu tên là Lợi, bác sĩ Đông y ở một bệnh viện Nhà nước ở Đà Nẵng đã nghỉ hưu và gia đình có 10 đời làm thuốc.

Chị Thu đặt mua 4 chai nhựa (500ml/chai) hết 1,4 triệu cho cả bé 5 tuổi và cháu lớn 12 tuổi cùng uống. Ngày chị cho con uống 2 lần, mỗi lần 5ml. Sau khi uống hết 3 chai thì chị thấy có sự khác biệt rõ. Bé đầu ăn khỏe hơn hẳn, bình thường một bát cơm ăn mãi không hết, đến khi uống thuốc vào thì ăn liền 3 bát cơm, chưa kể còn ăn nhiều thứ khác như bánh, xúc xích. Trong một tháng cháu lên 5 kg.

 

“Thấy con lên cân nhanh mình mừng lắm. Đến cháu thứ hai mình hơi nghi nghi vì cháu không ăn nhiều như chị nhưng cũng lên được 3 kg, mặt căng ra, tròn, có cảm giác hơi phù, cổ và vai dày lên, đặc biệt là ria mép rậm hơn hẳn”, chị Thu cho biết.

Kết quả kiểm nghiệm phát hiện dexamethason với hàm lượng 2,86mg/100ml. Ảnh:N.P