Trang chủ » Thông tin »

Thông tin

Đau đầu vì trị ho cho trẻ bằng kháng sinh

 

Theo thói quen, cứ trẻ bị ho thì cha mẹ cho uống kháng sinh. Nhưng uống quá nhiều kháng sinh có thể dẫn tới hậu quả khôn lường. Nhiều người đã tìm đến các phương thuốc chữa bệnh có nguồn gốc từ tự nhiên.

Uống kháng sinh có thể gây táo bón

 

Em bị ốm, khi đi khám bác sĩ chỉ định cho dùng kháng sinh và dặn có thể sẽ bị táo bón. Do vậy, em rất lo lắng không biết uống như thế nào?

Chảy máu dạ dày vì dùng thuốc theo quảng cáo

Các khoa cấp cứu của bệnh viện đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân trong tình trạng đau bụng dữ dội, tím tái, đi ngoài ra máu do bị xuất huyết tiêu hóa mà nguyên nhân là do dùng thuốc giảm đau kéo dài. Qua khai thác bệnh sử, các bệnh nhân này thường hay bị […]

Khắc phục những tác dụng không mong muốn

  Các thuốc chống viêm giảm đau không steroid như diclofenac, ibuprofen, aspirin… (viết tắt là NSAID) là một trong những nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, đặc biệt ở người cao tuổi, nhóm tuổi luôn có nguy cơ cao bị các phản ứng phụ do thuốc. Trong một khảo […]

Việt Nam: Sản xuất được 10/11 loại vắc-xin trong tiêm chủng

  Ngày 14/12, thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam đã tự sản xuất 10/11 loại vắc xin và không những chủ động nguồn cung cấp vắc- xin phục vụ cho Chương trình tiêm chủng trong nước mà còn xuất khẩu ra một số nước. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long […]

Tăng cường quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc

 

Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế vừa có công văn số 19335/QLD-KD đề nghị các cơ sở KCB, kinh doanh – sản xuất thuốc tăng cường hơn nữa công tác quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc; đảm bảo việc sử dụng thuốc đúng mục đích phòng chữa bệnh cho người, tránh lạm dụng.

Phụ nữ và thuốc

Nam giới và nữ giới sẽ có những đáp ứng khác nhau với dược phẩm và vì thế tác động của thuốc cũng có sự khác nhau giữa hai giới.

Ở nữ giới, gan sẽ sản xuất nhiều phiên bản enzyme khác nhau vốn có nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chuyển hóa thuốc, vì vậy sẽ ảnh hưởng đến sự tác động của thuốc. Nữ giới cần biết một số điều cơ bản về thuốc sau đây nhằm đạt được hiệu quả trị liệu tối đa cũng như hạn chế ở mức thấp nhất các tác dụng phụ của thuốc.

Paracetamol (tên biệt dược là Panadol, Tylenol…). Gan của nữ giới cần thời gian lâu hơn để xử lý loại thuốc giảm đau quen thuộc này. Vì vậy, nữ giới dễ bị tổn thương gan hoặc rủi ro ngộ độc cao hơn nam giới khi sử dụng Paracetamol. Để tránh tác dụng có hại, phụ nữ không nên dùng quá 325 mg/ngày.

Paracetamol còn có tên khác là Acetaminophen (Mỹ sử dụng tên này thay vì Paracetamol). Khi dùng nhiều loại thuốc, cần xem kỹ thành phần các loại thuốc khác nhau có chứa Paracetamol hay Acetaminophen hay không, có nhiều khi nhiều loại thuốc khác nhau có chứa Paracetamol mà người sử dụng không để ý.

(ảnh minh họa)

Ngừng cấp phép thuốc chứa hai hoạt chất almitrin với raubasin

 

Cục Quản lý dược (bộ Y tế) vừa có thông báo ngừng tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp số đăng ký cho các thuốc chứa phối hợp hoạt chất almitrin với raubasin, kể cả hồ sơ đăng ký mới, đăng ký lại đã nộp tại cục trước ngày 27.11.

Xét nghiệm mẫu trà Ô Long xuất xứ Trung Quốc tìm thuốc sâu

 

Thông tin một lượng lớn trà Ô Long Trung Quốc bị thu hồi tại Nhật sau khi người ta tìm thấy loại trà này chứa dư lượng thuốc trừ sâu vượt xa mức cho phép khiến người tiêu dùng Việt Nam hoang mang, bởi nhãn trà Ô Long cũng khá “quen tên” tại Việt Nam.

Tạm dừng mua nguyên liệu Ephedrine để sản xuất thuốc

 

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có thông báo về việc tiếp tục triển khai thực hiện quy định về kinh doanh dược.