Thông tin
Thu hồi thuốc chống thiếu máu gây chết người
Các hãng dược phẩm Affymax Inc. (Mỹ) và Takeda (Nhật) vào hôm 25.2 đã thông báo thu hồi loại thuốc chống thiếu máu Omontys của họ.
Treo thưởng phát hiện sai phạm giá thuốc
“Thậm chí BV còn treo thưởng “Ai phát hiện được thuốc của nhà thuốc BV bán cao hơn thị trường sẽ được thưởng 20 triệu đồng” – ông Hiền khẳng định. Chi phí tiền thuốc chiếm đến 60% chi phí điều trị, do đó kiểm soát chi phí thuốc có ý nghĩa quan trọng trong […]
Đình chỉ lưu hành thuốc viên nén bao phim Tencefin 200
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa đình chỉ lưu hành một số loại thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Theo đó, đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn bộ lô thuốc viên nén bao phim Tencefin 200 (Cefpodoxime Tablets)
(ảnh minh họa)
Phát hiện thủy ngân, chì trong thuốc cổ truyền Trung Quốc
Cơ quan Quản lý dược và các sản phẩm y tế Anh (MHRA) vừa cảnh báo người tiêu dùng không nên mua hoặc sử dụng một số loại thuốc cổ truyền của Trung Quốc có chứa thủy ngân và chì nồng độ cao.
4 loại thuốc được cảnh báo nguy hiểm là Back Foong Pills (có tác dụng làm giảm khó chịu trong kỳ kinh), Fung Shing Paij Tian-Ma Wan (điều trị giảm đau viêm khớp và đau đầu), Shi Hu Ye Guang Wan và Nai Chang Ming Yan Pills (công dụng cải thiện thị lực ở người lớn).
4 loại thuốc cổ truyền Trung Quốc được cảnh báo nhiễm thủy ngân và chì. Ảnh: mrha
Chủ quan đắp lá: Chân khô héo phải cưa cụt
Bị tê chân, đau nhức, nhiều bệnh nhân cho rằng chỉ bị cơ, xương nên chỉ đắp lá, châm cứu hoặc khám chậm dẫn đến phải cưa cụt chân.
Xin được cưa chân
Tại khoa Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực, bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, sau Tết, lượng bệnh nhân mắc bệnh tắc động mạch chi dưới bất ngờ tăng. Nhiều người đến viện kịp thời nên đôi chân đã được cứu. Nhưng có người đến muộn nên buộc phải cưa chân.
Có người chân cứ héo dần, đau đớn quá mà tha thiết xin: Cho tôi cưa chân sớm.
Ông Nguyễn Văn Kh. (77 tuổi), Hà Nam nhập viện Việt Đức trong tình trạng chân phải đâu, nhức. Nhìn bàn chân phải ông khô héo, chân không thể duỗi.
Ông Kh buồn rầu kể: Giữa tháng 9/2012, chân phải ông có biểu hiện tê, đau buốt. Ông đi khám, được chẩn đoán là đau thần kinh nên chỉ định châm cứu. Bệnh vẫn không hết đau, ông đi viện khác và được nhận định là tắc mạch máu chi nên chỉ định mổ. Nhưng chỉ được vài tháng sau mổ, chân phải ông lại đau nhức, không ngủ được.
Khi vào khoa Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực, các bác sĩ ở đây kết luận ông Kh bị thiếu máu nặng chân phải do tắc động mạch chậu ngoài.
Con ông Kh bảo: Chân phải ông Kh không có máu dẫn xuống nuôi nên chân mới bị héo khô như vậy. Bác sĩ bảo nếu phẫu thuật lại chân thì chỉ thành công khoảng 20%. Nhưng giờ, chân bố em đau lắm, chỉ xin được phẫu thuật sớm.
Vài tiếng sau khi phóng viên về, điều dưỡng trưởng tại khoa thông báo: Ông Kh đã được chuyển đi cắt cụt chi phải.
Cụ Trần Thị C (89 tuổi, Hà Tĩnh) không may mắn khi đến viện trong tình trạng chân không thể chữa được. Cụ được chuyển xuống khoa Chấn thương để cắt cụt chi trái. Lúc tôi xuống thăm cụ, cụ đã tỉnh nhưng còn mệt.
Con cụ cho biết: ngày 25 tháng Chạp, cụ bị tê chân, mắt cá chân trợt da sưng. Nhà cụ đi mua kháng sinh về rửa. Đến mùng 3 Tết, nổi lên những đám máu đông thâm rồi phủ kín mu bàn chân. Ở 7 ngày tại bệnh viện tỉnh, sau gia đình xin chuyển lên tuyến trên.. Bác sĩ nói bà bị tắc động mạch vì đến muộn nên phải cưa chân.
May mắn hơn, có những bệnh nhân đến kịp thời, tiến triển bệnh không quá nhanh nên đã được cứu chân.
Cụ C. buộc phải cắt bỏ chân trái vì tắc động mạch chi nhưng đến viện muộn.
Thực phẩm chức năng cũng có thể gây hại
Trường hợp bà H.K.L. (54 tuổi, Việt kiều Mỹ, tạm trú Đồng Nai) bị hội chứng Lyell (hoại tử thượng bì nhiễm độc) nghi do phản ứng dị ứng sau khi uống thực phẩm chức năng như một cảnh báo: uống thực phẩm chức năng cũng có thể gây hại cho sức khỏe. Lột da lưng do uống thực phẩm chức năng giải độc
Theo thông tin từ Bệnh viện Da liễu TPHCM ngày 31/1, sức khỏe bà L. đã có dấu hiệu tiến triển khá tốt, qua giai đoạn nguy hiểm.
Nổi bóng nước khắp người
Những mảng da lưng bị bong tróc sau khi uống thực phẩm chức năng
Thuốc trị mụn thành thuốc ngừa thai
Đang lo ngại về thuốc ngừa thai thế hệ mới, dư luận Pháp lại tiếp tục xôn xao về thuốc trị mụn Diane 35 do Hãng Bayer (Đức) sản xuất.
Trong thông cáo gửi Thanh Niên, Cơ quan Quản lý dược phẩm và sản phẩm y tế Pháp (ANSM) cho biết vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành Diane 35 kể từ ngày 30.4. Quyết định được đưa ra sau khi ANSM mở cuộc họp đặc biệt để đánh giá lại cán cân giữa lợi ích và nguy cơ tác dụng phụ của loại thuốc này.
Diane 35 (hoạt chất ethinyl estradiol – một loại estrogen và cyproterone acetate) được cấp phép lưu hành tại Pháp từ năm 1987 cho công dụng trị mụn và đang được 315.000 phụ nữ nước này sử dụng. Tuy nhiên, do thuốc có tác dụng ức chế rụng trứng nên rất thường được bác sĩ chỉ định để tránh thai. ANSM dẫn một thăm dò cho thấy có đến 80% trong số 835 bác sĩ gia đình được hỏi thừa nhận kê toa Diane 35 để ngừa thai. Hiện thuốc này được lưu hành ở 116 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đáng chú ý là tại châu Âu, chỉ Ireland là cấp phép sử dụng thuốc này để ngừa thai.
Nhiều ý kiến khuyến cáo về tác dụng phụ của Diane 35 – Ảnh: AFP
WHO kêu gọi cảnh giác với vi rút mới giống bệnh SARS
Sau khi có 12 trường hợp được xác nhận nhiễm coronavirus, một loại vi-rút mới giống với vi-rút gây bệnh SARS, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia thành viên nâng cao cảnh giác.
Thuốc ho làm 60 người tử vong chưa được cấp phép tại VN
Trong tháng 11 và tháng 12.2012, tại Pakistan đã có 60 trường hợp tử vong và một số trường hợp khác gặp phản ứng có hại nghiêm trọng khi sử dụng thuốc ho Tyno. Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) mới đây khẳng định, thuốc ho Tyno chưa được cấp phép tại VN.
Tàn tạ vì chích thuốc trắng da
Những ngày qua, cộng đồng mạng khá sốc trước hình ảnh da mặt sưng phù, đen nám, đầy mụn… của một bạn trẻ ở TP.HCM, có biệt danh Angel Shin, tự công bố nhằm cảnh tỉnh mọi người trước các dịch vụ chích thuốc làm trắng da. Những bức ảnh này khi được một số phụ nữ dẫn lại trên Facebook của mình đã tạo nên nhiều nhận xét trái chiều.