Thông tin
Ngộ độc thức ăn ở Ấn Độ do thành phần thuốc trừ sâu
Ngày 22-7, cơ quan điều tra đã xác định được nguyên nhân dẫn đến vụ ngộ độc thức ăn làm 23 học sinh tử vong tại thành phố Bihar, miền đông Ấn Độ là do khẩu phần ăn có chứa thành phần của thuốc trừ sâu.
Xác định thêm tác dụng tốt của 2 loại thuốc: Clomiphene và Toremifene
Hai loại thuốc clomiphene (trị vô sinh) và toremifene (trị ung thư vú) có tác dụng rất tốt trong việc giảm bệnh viêm nhiễm bởi virut Ebola, đặc biệt là ngăn ngừa việc truyền RNA của loại virut này vào trong cytoplasm tế bào con người.
Clomiphene và Toremifene
Những phương thuốc sai lầm… chết người
Thuốc được hiểu là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể. Nhưng những loại thuốc dưới đây không những không chữa được bệnh mà còn gây thêm bệnh.
Sáp paraffin căng da và nâng ngực
Ngày nay, các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ thường sử dụng botox và collagen để xóa nếp nhăn và trẻ hóa khuôn mặt, đồng thời dùng silicon để nâng ngực giúp chị em phụ nữ có vòng 1 đầy đặn, cân đối và thẩm mỹ. Nhưng lịch sử phẫu thuật thẩm mỹ đã có từ trước những năm 1900. Lúc này, để làm căng da, xóa nếp nhăn, các bác sĩ đã tiêm sáp paraffin vào khu vực nhiều nếp nhăn và trong phương pháp nâng ngực cũng sử dụng paraffin bơm trực tiếp vào vòng 1 để tăng kích cỡ. Kết quả, hàng loạt bệnh nhân nữ sau khi sử dụng phương pháp này bị nhiễm khuẩn, ở những vùng da mặt tiêm paraffin hình thành u, cục gây đau đớn. Với những nỗ lực phát triển vòng 1, việc tiêm paraffin khiến ngực của chị em trở nên cứng đờ, méo mó và kém hấp dẫn hơn nhiều so với trước khi phẫu thuật thẩm mỹ. Ngày nay, sáp paraffin thường được dùng để làm đẹp cho chị em phụ nữ nhưng không phải căng da và nâng ngực mà dùng để tẩy lông.
Tiêm paraffin vào ngực có thể làm ngực nổi u, cục.
Thu hồi thuốc nhỏ mắt Gentamycin của Công ty CPDP Hà Nội
Ngày 08/7/2013 Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành Công văn số 10759/QLD-CL về việc đình chỉ lưu hành thuốc nhỏ mắt Gentamycin 0,3% do Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Nội sản xuất vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Thu hồi thuốc nhỏ mắt Gentamycin SĐK: VD-12271-10
Thu hồi 17 loại mỹ phẩm làm trắng da của Nhật Bản
17 sản phẩm mỹ phẩm làm trắng da thương hiệu Kenebo (Nhật Bản) vừa bị Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đình chỉ và thông báo thu hồi trên toàn quốc.
Nguyên nhân các sản phẩm này bị đình chỉ và thông báo thu hồi là do thành phẩm có chứa Rhododenol có thể gây ra những mảng trắng bất thường trên da.
Các sản phẩm này do công ty Kanebo Cosmetics Inc, Nhật Bản sản xuất; công ty TNHH thương mại LK, số 198 Khương Thượng, tổ 6, phường Khương Thượng, Đống Đa, Hà Nội công bố sản phẩm và chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
Cục Quản lý Dược cho biết, trước đó, công ty TNHH thương mại LK đã có công văn gửi đến Cục về việc thu hồi tự nguyện 17 sản phẩm mỹ phẩm làm trắng da của nhà sản xuất Kanebo Cosmetics Inc, Nhật Bản với lý do có chứa thành phần có thể gây ra những mảng trắng bất thường trên da.
Phát hiện bốn loại nước giảm cân chứa chất độc hại
Cơ quan Khoa học về Sức khỏe (HSA) của Singapore vừa thông báo, các cuộc kiểm định tại phòng thí nghiệm cho thấy bốn loại nước uống VTOX Trim Up, BONJOUR, CURVY Pearl Beauty slimming orange juice và V12 Fruit Slimming có chứa hoạt chất Sibutramine độc hại.
Đình chỉ lô thuốc kháng sinh Dahaxim viên 100mg
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành lô thuốc kháng sinh Dahaxim 100mg (Cefixime) – dạng viên nang, do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
(ảnh minh họa)
Dừng kê đơn, thu hồi thuốc tiêm chứa hoạt chất Tolperison
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi và dừng ngay việc kê đơn trên toàn quốc các loại thuốc tiêm chứa hoạt chất Tolperison, do có những tác dụng không mong muốn.
(ảnh minh họa)
Thu hồi lô thuốc giảm đau Dodextro trước ngày 5/7
Ông Nguyễn Văn Thanh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị này vừa có văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành trên toàn quốc thuốc viên nang Dodextro dùng để giảm đau, hạ sốt, kháng viêm.
Dối trá khi lưu hành thuốc – Hậu quả khó lường
Nhằm nâng cao thương hiệu để tăng lợi nhuận, nhiều hãng dược đã không từ mọi thủ đoạn, thậm chí là lừa lọc, dối trá khách hàng và cơ quan chức năng khi nói về công dụng thật của thuốc. Điều này đã gây nhiều tai họa khôn lường cho người sử dụng.
Telithromycin được thử nghiệm lâm sàng năm 1998 và được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho lưu hành năm 2004. Khi đó, nhà sản xuất thuốc trên gắn cho telithromycin rất nhiều tính ưu việt: Có phổ kháng khuẩn rất rộng với vi khuẩn (VK) Gram dương (+), hiếu khí (S.pneumioniae), VK gram âm (-), hiếu khí (H. influenzae, M.catarrhalis và các vi sinh vật khác như C.pneumoniae, M.pneumoniae… đặc biệt với cả S.pneumoniae kể cả loại đã kháng penicillin. Đồng thời, có cường độ tác dụng rất mạnh do có tốc độ hấp thu nhanh, tỷ lệ hấp thu gần như hoàn toàn, đạt được nồng độ đỉnh cao, sớm ổn định, phân phối rất nhanh vào các mô, bạch cầu và đại thực bào và nồng độ tại đó cao gấp nhiều lần trong máu nên diệt tốt VK trong nội bào. Đặc biệt, người suy gan vẫn có thể dùng được loại thuốc này vì khi suy gan, sự thải trừ qua đường mật bị suy giảm, thì được bù trừ bằng cách tăng sự thải trừ qua đường thận.
Trong một số trường hợp khi sử dụng telithromycin có thể gây suy gan.